Dưới thời Đức Phanxicô, Hồng y đoàn đã trở nên ít mang tính châu Âu hơn

Phanxico.vn (2/10/2023) – Trừ khi triều Giáo hoàng của họ ngắn, Giáo hoàng thường bổ nhiệm đa số những người sẽ bỏ phiếu cho người kế vị sau khi họ qua đời (hoặc từ chức). Nhưng kể từ khi được bầu chọn năm 2013, Đức Phanxicô thường chọn phong Hồng y theo một mục đích khác. Theo thời gian, ngài đã nghiêng cơ cấu lãnh đạo Giáo hội Công giáo La-mã ra khỏi nền tảng lịch sử ở châu Âu và hướng tới các nước ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Những vị nào sẽ được tấn phong Hồng Y trong công nghị sắp tới? Việt Nam  không còn Hồng Y cử tri vào tháng Tư tới. – HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA

Vào cuối tháng 9, 18 Hồng y cử tri sẽ được phong Hồng y trong một công nghị tổ chức tại Vatican. Khi đó, sẽ có 136 Hồng y dưới 80 tuổi và do đó đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Giáo hoàng tiếp theo. Đây là cách phân chia khu vực của tất cả các Hồng y cử tri so với thời Đức Phanxicô làm Giáo hoàng 10 năm trước:

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có 18% Hồng y cử tri, tăng 9% so với năm 2013.

Khu vực Mỹ Latinh-Caribbean có 18%, tăng 16% so với năm 013.

Châu Phi cận Sahara có 13% Hồng y, tăng 9% so với năm 2013.

Châu Âu có 39%, giảm 52% so với năm 2013.

Bắc Mỹ có 10%, giảm 12% so với năm 2013.

Khu vực Trung Đông – Bắc Phi có 1%, so với 2% của năm 2013.

Con số 136 Hồng y cử tri sẽ không có Hồng y Patrick D’Rozario, hồng y từ năm 2016, sinh nhật lần thứ 80 của ngài là một ngày sau công nghị ngày 30 tháng 9.

Nhìn lại những lựa chọn của Đức Phanxicô theo thời gian

Đức Phanxicô, Giáo hoàng Argentina là Giáo hoàng đầu tiên đến từ bên ngoài châu Âu kể từ thế kỷ thứ tám, vẫn chọn nhiều Hồng y từ châu Âu hơn bất kỳ khu vực nào khác.

Trong số 98 Hồng y cử tri được Đức Phanxicô bổ nhiệm trong triều Giáo hoàng của ngài (gồm 18 tân hồng y), 38% đến từ châu Âu, 20% đến từ châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, 19% đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 13% đến từ châu Phi cận Sahara, 7% đến từ Bắc Mỹ và 2% đến từ khu vực Trung Đông-Bắc Phi.

Nhìn chung, các hồng y do Đức Phanxicô bổ nhiệm sẽ chiếm 72% trong số 136 Hồng y cử tri sau công nghị ngày 30 tháng 9. Những Hồng y còn lại do Đức Bênêđictô XVI và Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm.

18 tân Hồng y cử tri ngày 30 tháng 9 về mặt địa lý được phân chia như sau:

Chín vị sẽ đại diện cho các quốc gia châu Âu, 2 Hồng y Pháp, 1 Hồng y Y, 2 Hồng y Tây Ban Nha, 1 Ba Lan, 1 Bồ Đào Nha và 1 Thụy Sĩ.

Bốn hồng y đại diện cho các nước Mỹ Latinh và Caribe, gồm 2 Hồng y Argentina, 1 Colombia và 1 Peru.

Ba nước đại diện cho các quốc gia ở châu Phi cận Sahara: Nam Phi, Nam Sudan và Tanzania.

Hai nước đại diện cho các nước châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc và Malaysia.

Các Hồng y và cộng đồng Công giáo thế giới

Dữ liệu của Vatican từ năm 2021 cho thấy 21% dân số Công giáo toàn cầu sống ở châu Âu, vì vậy lục địa này vẫn có tỷ lệ đại diện đông đảo trong số các Hồng y bỏ phiếu (39% hồng y cử tri ở châu Âu). Theo thước đo này, khu vực có ít đại diện nhất trong giới lãnh đạo Giáo hội – ngay cả với những lựa chọn mới của Đức Phanxicô – là khu vực châu Mỹ Latinh-Caribbean, nơi có 41% dân số Công giáo trên toàn thế giới tính đến năm 2021 nhưng chỉ có 18% số phiếu của Hồng y cử tri.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch