Các linh mục châu Phi ở phương Tây: “Nhiệt tình hay dịch vụ truyền giáo?”

Phanxico.vn (24/10/2023) – Động cơ đằng sau việc gởi một linh mục người châu Phi đi truyền giáo ở châu Âu là gì? Linh mục Dòng Tên Ludovic Lado, nhà nhân chủng học và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo để Phát triển (Cefod) ở N’Djamena, Chad nêu lên thắc mắc.

Đêm Vọng Phục sinh vào ngày 20 tháng 4 năm 2019, tại giáo xứ Thánh Gioan Tẩy giả Belleville, Paris. (ảnh minh họa) CORINNE SIMON/CIRIC

Vài ngày gần đây, một lá thư lan truyền trên Internet của Giám mục Giáo phận Buea, miền tây nam Cameroon, ngài đình chỉ mục vụ của hai linh mục đang truyền giáo ở một giáo phận Hoa Kỳ, hai linh mục không muốn về lại giáo phận gốc của họ ở Cameroon, bất chấp lệnh cấm của giám mục.

Mạng xã hội Cameroon nhân câu chuyện này đã đưa các giáo sĩ ra xét xử, họ ngày càng bị chỉ trích công khai vì những sai sót thực sự hoặc tưởng tượng của họ. Nếu Giám mục Giáo phận Buea có nhiệm vụ triệu hồi hai linh mục thì việc họ từ chối về nước chỉ là lý do đàng sau dịch vụ truyền giáo giữa các giám mục châu Phi và các giám mục phương Tây đang cần linh mục. Và chúng ta cần nói về các việc này.

Khoảng 3.000 linh mục nước ngoài ở Pháp

Nếu chỉ lấy trường hợp của Pháp, số linh mục nước ngoài đi truyền giáo ở Pháp ước tính có khoảng 3.000 người. Chỉ riêng các linh mục châu Phi đã chiếm 80% con số này, tức khoảng 2.400 linh mục châu Phi đang làm lễ tại Pháp. Điều gì có thể giải thích được sự bùng nổ truyền giáo này của châu Phi? Tôi muốn tin, đây là sự quay trở lại sau quá trình truyền giáo ở châu Phi của người phương Tây. Nhưng mọi chuyện có lẽ không đơn giản như vậy.

Linh mục từ các nơi khác đến: lòng biết ơn và thực tại vào giờ kết toán

Về nguyên tắc, việc cử một linh mục đi truyền giáo đến một giáo phận khác là chủ đề của một thỏa thuận giữa hai giám mục và các hợp đồng rất đa dạng. Một số đi linh mục đi học, nhưng phải dành một số thời gian cho mục vụ để có thể chi trả học phí. Những người khác ra đi để chữa bệnh nhưng vì bệnh nên họ buộc phải ở lại phương Tây để được chăm sóc tốt hơn, vì thế họ tham gia vào công việc mục vụ của giáo phận sở tại.

Nhưng cũng có những linh mục ra đi để học tập hoặc đi mục vụ nhưng cuối cùng vì lý do này hay lý do khác, họ thoát khỏi quyền giám mục của họ. Một tân giám mục về quản trị một giáo phận thường gặp khó khăn khi chấp nhận một số quyết định của người tiền nhiệm, điều này dẫn đến nhiều xung đột. Nhiều giám mục cuối cùng quyết định cho đương sự ở lại phương Tây, như thế ít xung đột hơn.

Các linh mục từ nơi khác đến, ơn gọi ở đây!

Trong hầu hết các trường hợp, đây là quan hệ cá nhân giữa một giám mục châu Phi và một giám mục châu Âu nhằm thúc đẩy sự hợp tác truyền giáo giữa các giáo phận hai bên, theo các điều khoản được thỏa thuận chung. Nhưng điều này lại tùy thuộc vào giám mục châu Phi khi họ lựa chọn linh mục hay nữ tu nào sẽ ra đi truyền giáo ở phương Tây và trong bao lâu.

Nhưng chúng ta đang ngày càng chứng kiến sự xuất hiện của một mô hình gởi sứ mệnh ra nước ngoài – và không chỉ ở châu Phi – trông giống như một giao dịch hơn là hợp tác truyền giáo vô vị lợi. Đây là mô hình bao gồm nhiều mức độ giao dịch tài chính.

Các giao dịch tài chính

Mức độ đầu tiên là sự thương lượng giữa hai giám mục: “Quý vị gởi cho chúng tôi một số linh mục đi truyền giáo và tôi đóng góp tài chính vào ngân sách của chủng viện hoặc giáo phận của quý vị.” Về nguyên tắc, với tôi, mức độ đầu tiên này là không thể trách được, vì nhiều giám mục châu Phi gặp khó khăn rất lớn trong việc điều hành tài chánh cho các chủng viện của họ. Việc một giám mục phương Tây được nhờ thành quả của chủng viện, họ góp phần cải thiện tài chánh cho chủng viện là điều hoàn toàn bình thường.

Một khóa Chào mừng để chào đón các linh mục nước ngoài đến Pháp

Nhưng mức độ trao đổi tài chánh thứ hai thì tôi thấy có vấn đề. Đó là trao đổi giữa giám mục giáo phận và linh mục được cử đi truyền giáo ở nước ngoài. Một linh mục gốc Á, và đây cũng là trường hợp của nhiều nhà truyền giáo châu Phi, tâm sự với tôi, một phần thu nhập truyền giáo của họ ở phương Tây được trả trực tiếp cho giám mục của họ. Đó là thỏa thuận họ đã thỏa thuận trước khi đi.

Tiền là vấn đề

Điều đặt ra vấn đề với tôi trong hình thức liên quan đến bản chất của việc cử đi truyền giáo. Đâu là những tiêu chuẩn chi phối việc lựa chọn linh mục đi truyền giáo? Đâu là các tiêu chuẩn để gởi linh mục đi sứ vụ? Họ có khả năng đi sứ vụ nước ngoài hay họ sẽ tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận? Hoặc cả hai? Khi tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác truyền giáo thì sẽ có thách thức nào?

Hồng y Ambongo: “Châu Phi là tương lai của Giáo hội, đó là điều hiển nhiên”

Vượt ra ngoài phạm vi truyền giáo, tôi hiếm khi gặp nhà truyền giáo châu Phi nào đang đi truyền giáo ở phương Tây lại mong mau về giáo phận quê hương của mình. Tại sao nhiều linh mục chống cự khi giám mục của họ ra lệnh về nước? Một trong những lý do chính cho sự cự lại này là kinh tế. Điều kiện vật chất của linh mục châu Phi đang truyền giáo ở phương Tây cao hơn nhiều so với anh em của họ ở châu Phi, điều này làm nhiều người ganh tị. Truyền giáo ở phương Tây thường là cơ hội để kiếm thêm thu nhập trước khi trở về giáo phận gốc. Không có gì sai với điều này!

Nhưng chúng tôi hiểu vì sao việc được cử đi truyền giáo ở phương Tây lại được nhiều người trong giới giáo sĩ xem là một đặc ân mà chỉ một số người được yêu thích mới được chọn. Vì không có quy định dài hạn, nên trong mùa hè, nhu cầu của các giáo xứ phương Tây gia tăng vì không có đủ các linh mục châu Phi để thay thế.

Ơn gọi truyền giáo

Đây là lý do vì sao đã không đặt nguyên tắc nhập giáo phận và cam kết của linh mục khi chịu chức phải vâng lời giám mục của mình trong vấn đề sai đi truyền giáo, Giáo hội ở châu Phi phải nghiêm túc xem lại vấn đề hợp tác truyền giáo với phương Tây, đặc biệt vì nó thường gây tổn hại đến nhu cầu truyền giáo ở các nước châu Phi khác.

Nếu lợi ích tài chánh được ưu tiên hơn ơn gọi truyền giáo, thì mọi thứ đều thiên về số tiền mà các Giáo hội châu Phi đang thiếu trầm trọng. Có bao nhiêu người được phái đi truyền giáo ở nước ngoài thực sự có ơn gọi truyền giáo như Thánh Phaolô hay Thánh Phanxicô Xaviê? Tuy nhiên, không phải các gương mẫu châu Phi là thiếu!

Những gì Nigeria đã làm đáng được quan tâm. Giáo hội Công giáo ở Nigeria đã thành lập cả một xã hội truyền giáo có chủng viện riêng, nơi chỉ những ứng viên có ơn gọi truyền giáo mới được nhận. Đây là Hội Truyền giáo Thánh Phaolô có hàng ngàn nhà truyền giáo hoạt động khắp châu Phi và phương Tây. Nói tóm lại, làm thế nào chúng ta nhận ra và hỗ trợ các ơn gọi truyền giáo ở châu Phi ngày nay? Câu hỏi này đáng được suy ngẫm vào thời điểm này khi Thượng Hội đồng về tính đồng nghị đang họp ở Rôma. Chúng ta đừng quên, Giáo hội có một ơn gọi truyền giáo thiết yếu. Nhưng ngày nay chúng ta nghĩ gì khi nói đến sứ mạng?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch