Phanxico.vn (13/10/2023) – “Tôi đang làm gì ở Thượng hội đồng?”: đó là câu hỏi bà Margaret Karram, chủ tịch Hiệp hội Focolare đặt ra cho những người tham dự Thượng hội đồng hôm nay, bà là người Công giáo Ả Rập sinh ra ở Israel. Với trái tim tan nát, bà đặt câu hỏi khi cuộc chiến đang tàn phá đất nước bà. Theo bà, “lối sống Giáo hội” mà bà trải nghiệm trong Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội có thể giúp người Công giáo thúc đẩy việc đối thoại và hòa bình trên thế giới tốt hơn.
Bà nói: “Không phải dễ để lắng nghe người khác, hiểu họ, đối thoại với họ và để bản thân mình bị người khác thách thức. Nếu những gì chúng ta học được ở Thượng hội đồng trong tháng này, chúng ta có thể thực hiện được với nhau, chúng ta có thể áp dụng vào nhiều môi trường thì tôi tin, những điều này có thể giúp chúng ta xây dựng những cây cầu hòa bình.”
Bà Margaret Karram cho biết bà nhận nhiều chứng từ của những người ở Đất Thánh hoặc ở những nơi khác đấu tranh cho hòa bình, bà đặc biệt cảm động trước những người bạn ở Israel gốc Do thái của bà, dù đau khổ nhưng họ quan tâm đến những người sống ở Gaza. Một người bà cho bà biết, họ cầu nguyện một cách tượng trưng vào giờ cầu nguyện của người Hồi giáo.
Bà Margaret Karram, người Palestine sinh ở Haifa và là chủ tịch phong trào Focolare
Bà chủ tịch Hiệp hội Focolare nhấn mạnh đến rất nhiều tổ chức “không ai nói đến”, họ cam kết đấu tranh cho hòa bình ở Đất Thánh và trên thế giới. Bà bực mình: “Người ta chỉ nói đến hận thù, chia rẽ và khủng bố.”
Hòa bình là chủ đề chính trong ngày: buổi sáng, Hồng y Raphael Sako người Iraq đã chủ trì buổi cầu nguyện, ngài mời gọi tất cả các thành viên cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, đặc biệt cho Đất Thánh, Iran, Lebanon, Ukraine cũng như đất nước của Iraq của ngài.
Hồng y Louis Raphael Sako
Có mặt trong cuộc họp giữa ngày, Giám mục Andrew Nkea Fuanya, người Camerun của Bamenda cho biết ngài đã “học được từ các châu lục khác” khi nghe chứng từ về các cuộc xung đột đang tàn phá Ukraine và Đất Thánh. Về phần mình, nữ tu người Iraq Caroline Jarjis nói đến thử thách của những căng thẳng xung quanh tình trạng của tín hữu Chalđê mà Hồng y Sako đề cập đến, bà xin bảo vệ “phẩm giá” cho dân tộc bà.
Tính đồng nghị ở châu Phi
Giám mục Nkea giải thích, ngài đã lên tiếng trong các cuộc họp để khẳng định, “tính đồng nghị thực sự được chào đón ở châu Phi”. Ngài cho biết, ngài đã thấy điều này xảy ra ở đất nước Cameroon, nơi các cộng đồng Kitô giáo sống như thời đầu của Giáo hội, họ sống trong tinh thần gia đình, phải “tham khảo ý kiến mọi người” trước khi đưa ra quyết định.
Không đi sâu vào chi tiết, bà Sheila Leocadia Pires, thư ký ủy ban thông tin nhắc lại một số can thiệp trong Hội trường Phaolô VI. Một trong những câu hỏi trọng tâm của ngày hôm nay là vấn đề đối thoại liên tôn và liên văn hóa, cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường đối thoại với người dân bản địa. Vấn đề giới trẻ phương Tây ít quan tâm đến Giáo hội, sự cần thiết các nhà lãnh đạo tôn giáo phải thúc đẩy hòa bình và tầm quan trọng của việc thúc đẩy “lắng nghe” trong Giáo hội cũng đã được nêu ra.
Một bức hình ấn tượng
Trên Twitter, linh mục Dòng Tên người Mỹ James Martin, người bảo vệ cho sự hội nhập người đồng tính đã đăng bức hình linh mục chụp với Hồng y Gerhard Müller, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ngài có quan điểm bảo thủ với người đồng tính và rất chỉ trích Thượng hội đồng. Linh mục nói: “Tôi rất vui khi Hồng y Müller có mặt cùng chúng tôi tại Thượng hội đồng. Xin hãy giữ tất cả chúng tôi trong lời cầu nguyện của quý vị khi chúng tôi cầu nguyện và đối thoại với nhau.”
Hồng y Gerhard Müller và linh mục Dòng Tên James Marin
Ngày hôm trước, tu sĩ Dòng Tên đã công bố một bức ảnh khác, lần này là với Trưởng Giáo chủ Péter Fülöp Kocsis, Tổng Giám mục Giáo phận Hajdúdorog (Hungary) và là người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hy lạp Hungary. Linh mục giải thích: “Dĩ nhiên chúng tôi đồng ý về nền tảng đức tin, nhưng không nhiều về các vấn đề LGBTQ. Tôi biết ơn ngài về cuộc trò chuyện chân thành với ngài.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch