Phanxico.vn (20/11/2023) – Ngày thứ sáu 17 tháng 11, Sofia Tereshchenko, Anastasiia Feskova và Anastasiia Demchenko ba thiếu niên Ukraine nhận Giải Hòa bình Trẻ em Quốc tế. Hiệp hội KidsRights đã thành lập giải này năm 2005 để vinh danh những thanh thiếu niên đấu tranh cho quyền trẻ em.
Các bạn trẻ Ukraine Sofia Tereshchenko, Anastasiia Feskova và Anastasiia Demchenko 17 và 18 tuổi đã nhận giải thưởng ở Cung điện Whitehall ở London, các em kế nhiệm Rena Kawasaki người Nhật Bản được giải năm 2022.
Được KidsRights thành lập năm 2005, hàng năm Giải Hòa bình cho Trẻ em trao cho các thiếu niên mong muốn “đấu tranh chống lại vô số vấn đề các em trên thế giới đã gặp phải”. Một dự án được đưa ra trong cuộc họp của “hội nghị thượng đỉnh thế giới về các Giải Nobel Hòa bình”, hiệp hội quy tụ hầu hết những người đoạt giải thưởng danh giá.
Vinh danh những nhân cách trẻ
Hàng năm, giải này được một nhân vật của giải Nobel Hòa bình trao. Năm nay, năm thứ 19 của Giải đã được ông Wided Bouichamaoui người Tunisia giải Nobel Hòa bình năm 2015 trao, ông là người trao bức tượng nhỏ mang tên Nkosi, lấy tên của thiếu niên Nam Phi, 12 tuổi được Giải đầu tiên, em đã chết vì sida.
Là người tị nạn chiến tranh sau cuộc xâm lược của Nga, Anastasiia, Sofia và Anastasiia đã thành lập hai ứng dụng để phục vụ trẻ em tị nạn: Refee (dành cho trẻ 4-11 tuổi) và Svity (dành cho trẻ trên 16 tuổi). Mục tiêu: giúp các em hòa nhập với các quốc gia tiếp nhận bằng cách kết nối họ với cộng đồng sở tại.
Những cô gái trẻ nhận giải trị giá 100.000 âu kim. Một nửa sẽ được dùng để tài trợ cho dự án của họ. Phần còn lại sẽ được tổ chức KidsRights đầu tư vào việc tài trợ cho các hoạt động liên quan đến các lãnh vực họ cam kết.
“Đừng để tuổi tác ngăn cản bạn”
Kể từ lần trao giải đầu tiên, 19 bạn trẻ của 17 quốc gia khác nhau đã được trao giải. Năm nay có 140 trẻ em và thanh thiếu niên cố gắng giành giải nhưng 3 em đã lọt vào chung kết.
Ba em đã đấu tranh với hai dự án khác. Một của thiếu niên người Anh Aaron Scarth, 16 tuổi, con của một tù nhân, em là nạn nhân của bạo lực và của bắt nạt vì lý do này. Aaron đã đã đi khắp đất nước tổ chức các cuộc hội thảo nhằm chấm dứt nạn kỳ thị mà các em bé con của cha mẹ bị giam giữ phải chịu đựng.
Một của Sri Nihal Tammana, một thiếu niên người Mỹ 14 tuổi đứng đầu tổ chức “Recycle My Battery” (Tái hồi pin của tôi). Trong buổi lễ, em giải thích hiệp hội có mục đích giúp “tái chế pin đã dùng”. Dự án của anh mở rộng đến một số quốc gia như Canada và Ấn Độ. Tammana muốn hiệp hội được trẻ em và thanh thiếu niên tình nguyện quản lý hoàn toàn. Em nói: “Đừng để tuổi tác ngăn cản bạn.”
la-croix.com, Emmanuelle Ndoudi, 2023-11-17
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch