Trong quyển tiểu sử sẽ phát hành ở Pháp ngày 20 tháng 3, Đức Phanxicô nhìn lại đời ngài, mang lại các chìa khóa hữu ích để hiểu triều của ngài.
Sau 11 năm làm giáo hoàng, Đức Phanxicô vẫn còn mơ gì? Quyển tiểu sử ngài cùng với với nhà báo Ý Fabio M. Ragona, và sẽ phát hành ngày 20 tháng 3 ở một số quốc gia, mở ra câu trả lời. Ngài giải thích: “Về phần tôi, tôi tiếp tục nuôi dưỡng một giấc mơ cho tương lai: Giáo hội của chúng ta được dịu dàng, khiêm tốn và hữu ích, với những đặc tính của Thiên Chúa, dịu dàng, gần gũi và đầy lòng trắc ẩn.”
Quyển sách không có tiết lộ nào cho thấy chân dung của một tu sĩ Dòng Tên trẻ Argentina đã trở thành giáo hoàng và sự phát triển trong tư tưởng của ngài. Ý thức mình ở cuối triều, ngài tiếp tục phác họa chân dung của một Giáo hội toàn diện và cởi mở hơn, thể hiện ngầm những khó khăn mà ngài đã trải qua trong suốt 11 năm cải cách.
Cộng đồng LGBTQ+
“Chúa Giêsu thường lui tới và thường gặp những người sống bên lề, ở các vùng ngoại vi hiện sinh,” qua đó Đức Phanxicô phát triển khi ngài đưa ra một trong những khái niệm chính của mình, trong cuộc gặp của ngài với các hồng y trước mật nghị năm 2013 đã mang tính quyết định cho cuộc bầu cử của ngài và sau này trong các buổi tiếp kiến chung, các tiếp kiến khác của ngài. Ngài nói tiếp: “Đây là điều mà Giáo hội nên làm ngày nay với những người thuộc cộng đồng LGBTQ+, những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội”. Trong đoạn này, ngài lặp lại thái độ thù nghich của ngài với với bất kỳ cuộc hôn nhân tôn giáo nào giữa người cùng giới tính, nhưng ngài ủng hộ các kết hợp dân sự.
Ngài có cái nhìn sáng suốt về Vatican, khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, ngài tìm cách về Rôma “càng ít càng tốt”. Ngài giải thích: “Tôi thật sự thích ở lại giữa giáo dân của tôi, vì những cung vàng điện ngọc này không làm tôi thoải mái.”
Ngài tiếp tục: “Đúng là Vatican là chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng còn lại ở châu Âu và ở đó thường có các lý lẽ và những thao túng triều đình, nhưng những khuôn mẫu này phải được loại bỏ và dứt khoát phải được khắc phục.”
Đọc lại đời mình
Trong tác phẩm này, kết hợp những câu trích dẫn hay đẹp của giáo hoàng và các yếu tố của câu chuyện gợi nhớ đến một quyển tiểu sử. Ngài nhìn lại những giai đoạn chính trong đời, đặc biệt là trước triều của ngài. Những ký ức tuổi thơ về Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Lạnh, câu chuyện về ơn gọi, về sự sụp đổ của Bức tường Berlin, niềm đam mê bóng đá… là tu sĩ Dòng Tên gương mẫu, ngài xét mình khi cuộc đời sắp kết thúc.
Hai yếu tố tạo ấn tượng với người đọc muốn tìm hiểu tác phẩm mới này. Yếu tố thứ nhất, những trang tự truyện này mang đến những chìa khóa chắc chắn để đọc về triều của ngài. Chúng ta có thể thấy trải nghiệm cá nhân của Jorge Mario Bergoglio đã có tác động như thế nào dưới triều của Đức Phanxicô. Qua đó, lịch sử gia đình ngài, từ Ý đến Argentina vào đầu thế kỷ 20, đã tạo điều kiện mạnh mẽ cho quan điểm của ngài về cuộc khủng hoảng di cư; sự kết thúc của Thế chiến thứ hai và lên án chiến tranh dùng vũ khí hạt nhân; nền kinh tế Argentina gần như phá sản và sự chỉ trích mạnh mẽ của ngài với chủ nghĩa tư bản.
Yếu tố nhứ nhì, dĩ nhiên là việc nghiên cứu di sản thần học và trí tuệ của ngài. Mùa thu năm 2023, ngài đã bổ nhiệm, một trong những người bạn thân của ngài, Victor Manuel Fernandez đứng đầu bộ Giáo lý Đức tin để sắp xếp “di sản” thần học của ngài cho trật tự, đưa ra ở đây một bản tường trình cá nhân của riêng mình ảnh hưởng đến Giáo hội.
Và ngài khẳng định, việc từ nhiệm hoàn toàn không có trong chương trình của ngài. Ngài khẳng định: “Tôi thành thật. Tôi chưa bao giờ cân nhắc điều đó vì, như tôi đã có cơ hội nói cách đây vài năm với các tu sĩ Dòng Tên châu Phi, tôi nghĩ sứ vụ của Thánh Phêrô là suốt đời. Vì vậy tôi không thấy có lý do gì để từ nhiệm.”
Trường hợp duy nhất mà ngài sẽ cân nhắc để từ nhiệm: khi có trở ngại nghiêm trọng về thể chất. Ngài viết: “Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ không tự gọi mình là giáo hoàng danh dự mà chỉ đơn giản là giám mục danh dự của Rôma, tôi sẽ ở Sainte-Marie-Majeure, làm cha giải tội và cho bệnh nhân được rước lễ. Tôi không có lý do nghiêm trọng nào để từ nhiệm. Dù ‘một số’ thấy tôi vào ra bệnh viện thường xuyên, họ mong như vậy.”
la-croix.com | Loup Besmond de Senneville | Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch | photo AP