Cuộc cách mạng văn hóa của Đức Phanxicô

Phanxico.vn (13/11/2023) – Vào năm thứ mười triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã xác định cụ thể điều mà ngài nghĩ phải là một cuộc cách mạng văn hóa trong Giáo hội, đó là thay đổi mô hình trong việc nghiên cứu thần học. Vì vậy, chưa đầy một tuần sau khi Thượng Hội đồng kết thúc, đối diện với văn bản cuối cùng được sửa đổi rất nhiều nhằm chứng minh những vấn đề nhạy cảm trên thực tế, qua đó ngài đã cải tổ Giáo hoàng Học viện Thần học.

Cuộc cải cách này có ý nghĩa ở nhiều khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên chứa đựng một phê phán ngầm và rõ ràng về cách thức nghiên cứu thần học đã phát triển trong những năm gần đây. Trung thành với nguyên tắc “chính từ những vùng ngoại vi mà chúng ta nhìn thấy Giáo hội rõ nhất”, ngài muốn lật ngược quan điểm cho rằng nghiên cứu thần học bắt đầu trước tiên từ các chân lý đức tin. Những điều này vẫn vững chắc, chúng không phải là một điểm, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ cuộc sống cụ thể, hiểu các tình huống mục vụ và tìm kiếm câu trả lời của Thiên Chúa trong những tình huống này.

Vẫn còn phải xem làm thế nào sự lựa chọn mục vụ này không dẫn đến một định nghĩa “nghịch lý” về tình hình – điều mà ngài thường lo ngại. Việc nghiên cứu thần học phải tiến triển, phải cụ thể – tại sao không? – phải có mặt trong cuộc tranh luận hiện tại bằng cách chấp nhận những phạm trù không đến từ Giáo hội công giáo nhưng đến từ những chân trời khác.

Khía cạnh thứ hai, đó là cuối cùng Đức Phanxicô đã có một ý tưởng rõ ràng về Giáo hội và đang thúc đẩy Giáo hội phát triển. Giáo hội của ngài thực dụng vì “thực tế vượt trội hơn ý tưởng”, nhưng đồng thời lại như thiếu tổ chức và cơ cấu. Mọi thứ đều được thảo luận – và Thượng hội đồng là bằng chứng cho điều này – nhưng đồng thời, nếu không có tổ chức, khi đó mọi thứ trở thành lựa chọn tùy tiện của người lãnh đạo. Mô hình này hoạt động trong các dòng tu, nhưng với Tòa thánh, nó trở thành vấn đề.

Trên thực tế, dù được hưởng các đặc quyền của chủ quyền tuyệt đối, các giáo hoàng vẫn luôn cai trị theo tập thể. Đức Gioan Phaolô II đã nhiều lần thảo luận về vấn đề cải cách Giáo triều tại công nghị, ngài đã phản ảnh qua tông hiến Mục tử nhân lành, Pastor Bonus năm 1989, Còn Đức Phaolô VI thích gặp các hồng y sau mỗi chuyến tông du. Sau đó, mỗi luật đều quy định việc tham vấn với các người cố vấn, thường là các giáo dân và các chuyên gia.

Trong trường hợp này, Đức Phanxicô đã bắt đầu một kiểu tham vấn toàn cầu với Thượng hội đồng, nhưng cuối cùng lại đi theo con đường riêng của ngài. Thật vậy, đối diện với báo cáo tóm tắt của Thượng hội đồng, hồng y Jean Claude Hollerich, tổng tường trình viên của Thượng hội đồng đã nói rõ về “sự phản kháng”. Trả lời phỏng vấn của báo Repubblica, hồng y Hollerich cho biết, nếu cho rằng phụ nữ không được giao những vai trò có trách nhiệm thì sẽ là nói dối, ngài nhắc lại, học thuyết về thực hành đồng tính có thể được thay đổi.

Ngôn ngữ dường như là ngôn ngữ của người phải giữ “lời hứa khi được bầu”; áp lực trên Thượng hội đồng là phải thay đổi mọi thứ để không phụ lòng mong chờ của mọi người. Đức Phanxicô để mặc cho làm, vì ngài đã có kế hoạch của ngài.

Khía cạnh thứ ba của cuộc cải cách Giáo hoàng Học viện Thần học chính là mong muốn phát triển một tầm nhìn, một tầm nhìn nhất thiết phải có một trước và một sau. Chúng ta nói về một thần học “cởi mở, mục vụ và mở ra”, chúng ta phàn nàn về khả năng tự quy chiếu, trên thực tế, rõ ràng là các văn bản thần học được kêu gọi nên ít khoa học hơn và liên kết nhiều hơn với các sự kiện hiện tại, mang tính mục vụ hơn. Có nguy cơ là thần học sẽ không còn là một môn khoa học nữa.

Rủi ro dẫn đến là thần học hầu như trở nên không còn phù hợp trong các ngành khoa học và bị xếp vào một trong nhiều ngành triết học hoặc – thậm chí tệ hơn – các ngành xã hội học. Đây có vẻ như là một câu hỏi dành cho giới trí thức, nhưng cuối cùng thì không phải vậy.

Thật vậy, nếu thần học không được xem là đối tượng cho một nghiên cứu thích đáng, thì tôn giáo và tất cả những gì tôn giáo nói cũng không còn được xem là thích đáng nữa. Chúng ta trở lại với ý tưởng ngoại giao “chúng ta không làm việc của Chúa” của bác sĩ người Anh Alistair Campbell của ông Tony Blair. Ngoài ra, chúng ta cũng cởi mở với ý tưởng đồng hóa Tòa thánh với tổ chức phi chính phủ. Khi đó tất cả những gì Giáo hội nói chỉ trở nên thích hợp nếu nó có mối liên hệ cụ thể với thực tế. Cuối cùng nó trở thành chính trị. Nhưng có nguy cơ là Giáo hội trở thành tiếng nói giữa những tiếng nói khác, được thích nếu nói những gì được mọi người mong chờ, bị ghét và bị gạt ra ngoài lề nếu nói khác đi. Như thế một Giáo hội kém tự do hơn. Hiện đã có tông huấn Laudate Deum, kết hợp ngẫu nhiên với bài diễn văn chính trị, và sẽ là nền tảng cho bài phát biểu Đức Phanxicô sẽ đọc ở hội nghị COP28 Dubai ngày 2 tháng 12. Nhưng đây có phải là ý nghĩa sâu sắc của Giáo hội không? Có, Giáo hội, giáo hoàng được mời gọi nói bằng ngôn ngữ chính trị, với tư cách là một trong các nhà lãnh đạo thế giới.

Khía cạnh thứ tư liên quan đến ngôn ngữ. Cuộc cải cách của Giáo hoàng Học viện Thần học đòi hỏi chúng ta mượn những phạm trù vượt ra ngoài phạm vi hẹp của thần học. Và đó là điều xảy ra với thần học giải phóng ở Châu Mỹ Latinh, khi xã hội học mác-xít cung cấp cơ sở lý thuyết để Giáo hội dấn thân trên bình diện xã hội.

Đúng là cần thiết phải trả lời ở đây ngay lúc này trước cuộc khủng hoảng và trên thực tế, Tòa Thánh không lên án mọi thần học giải phóng. Và cũng đúng là việc dùng các phạm trù phi tôn giáo sẽ làm sai lệch tư duy phê phán và thần học về đức tin. Cho đến nay, cam kết luôn là đổi mới tư duy, nhìn vào nền sản xuất đương đại nhưng không làm sai lệch sứ mệnh và ý tưởng. Hiện tại, có nguy cơ bóp méo sứ mệnh và ý tưởng.

Cuộc cách mạng văn hóa của Đức Phanxicô có nguy cơ đưa Giáo hội trở lại cuộc tranh luận nảy sinh sau Công đồng Vatican II và dường như đã lỗi thời. Nghịch lý thay, khi muốn tiến về phía trước bằng mọi giá, chúng ta lại có nguy cơ đi thụt lùi. Đây là trường hợp khi tư tưởng mang tính chính trị và xã hội học đánh mất chiều kích tôn giáo. Và đúng là Đức Phanxicô, trong văn bản cải cách, yêu cầu chúng ta phát triển suy nghĩ “khôn ngoan”. Nhưng một khôn ngoan có nguy cơ chỉ mang tính mục vụ hoặc thần bí. Cần phải tìm ra cân bằng, và chúng ta dễ dàng hình dung nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người thực hiện cải cách này.

Mọi người sẽ rất quan trọng. Thượng hội đồng cho thấy vấn đề văn hóa đã được tranh luận nhiều. Dù văn bản cuối cùng đạt được đa số 2/3 trên tất cả các điểm, nhưng thực tế là đã có 1.251 sửa đổi trước khi phê duyệt, chứng minh hướng đi của Thượng hội đồng không phải là thay đổi căn bản, cũng không phải là lắng nghe và bao gồm tất cả, nhưng là hướng đi của một Giáo hội biết lắng nghe và gắn bó với truyền thống. Tóm lại, một Giáo hội tìm cách vượt qua vấn đề về tác động của mình trên thế giới và giữ gìn bản sắc của mình.

Đức Phanxicô đã quyết định thay đổi mô hình trước đây và sẽ không đi lui lại. Từ Thượng hội đồng, ngài chỉ rút ra những gì có vẻ xác nhận ý tưởng của ngài về Giáo hội. Câu chuyện mà ngài đặt lên hàng đầu bây giờ, đó là Thượng hội đồng thực sự là Thượng hội đồng đã được Đức Phaolô VI hình dung (tuy nhiên, Đức Phaolô VI muốn có Thượng hội đồng giám mục chứ không phải Thượng hội đồng mở ra cho tất cả mọi người) và những ai chống lại thì đúng họ là những người đi “thụt lùi”. Và những người ủng hộ, trong các cuộc phỏng vấn họ cho biết họ không thể quay lưng lại với mô hình mới này.

Trên thực tế, những vấn đề phải đối diện là khác nhau và dù chúng ta có thể tin tưởng vào Giáo hội nhưng mối lo âu là chính đáng. Một số người cho rằng nghi ngờ (Dubia) của các hồng y đã có tác động đáng kể đến cuộc tranh luận, dẫn đến văn bản cuối cùng của Thượng hội đồng yếu hơn dự kiến. Sự thật là những người Dubia đã đặt chân lên mảnh đất màu mỡ. Họ nói lên mối quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, trong Giáo hội, chúng ta không thường xuyên đặt mình vào vị trí nổi bật. Chúng ta làm việc trong bóng tối để tạo sự hiệp thông.

Điều này có lẽ sẽ xảy ra ngay cả sau cuộc cải cách Giáo hoàng Học viện Thần học. Cuối cùng, một cuộc cải cách có ảnh hưởng với khái niệm“thần học thiêng liêng nhập thể” của hồng y Victor Fernandez, thần học đại chúng của giám mục Antonio Staglianò, chủ tịch Giáo hoàng Học viện Thần học và một cuộc tranh luận triết học vốn đã rất quen thuộc với Châu Mỹ Latinh vào những năm 1970, khi chúng tôi tiếp cận ý tưởng về “xuyên ngành” để tìm kiếm sự tổng hợp tư tưởng cũng là tư tưởng điển hình của địa phương, phổ biến, Nam Mỹ và mong muốn trở thành một “thần học nguồn”.

Đức Phanxicô đưa ra một con đường, và vấn đề bây giờ là xem Giáo hội có thể phát triển con đường đó như thế nào. Không chắc đây có phải là điều mà Đức Phanxicô nghĩ hay không, nhưng chúng ta không nên xem đây là một chậm trễ. Đúng hơn, nhu cầu cổ xưa là đổi mới truyền thống và sự đổi mới, xuất phát từ thực tế là sự mặc khải mà với Giáo hội là đã được đến cùng với Chúa Giêsu Kitô.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch