Caritas Châu Âu được báo động và đau buồn do thảm hoạ nhân tạo đang xảy ra sau một số vụ cháy đã huỷ hoại gần như toàn bộ trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy lạp vào suốt đêm 8/9. Hơn 12.000 cư dân đã trú ngụ trong trại – gấp bốn lần sức chứa của nó – trong điều kiện tồi tệ nhiều tháng, có thể kéo dài thậm chí nhiều năm trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn của họ được xử lý. Chạy trốn khỏi chiến tranh, nghèo đói cùng cực và bị truy tố, các cư dân của trại, trong đó có hàng trăm trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương, bị tước đi nơi trú ẩn hoặc sự an toàn. Vụ cháy đã thiêu huỷ các thùng chứa, lều, thiết bị và tất cả cơ sở hạ tầng, bao gồm tất cả dịch vụ tị nạn Hy Lạp.
“Hãy tưởng tượng những đau khổ mà những người này phải chịu trong cuộc sống của họ và lại phải đối mặt với những khốn khó, sự không chắc chắn và thiếu nơi cư trú. Điều kỳ diệu là không có thương vong trong vụ cháy. Lòng trắc ẩn nơi con người là quan trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời, điều quan trọng là phải nhận ra ngay cả trước khi xảy ra vụ cháy, những điều kiện sống trong trại đã không được đảm bảo. Trại đã quá tải với hàng trăm lều lấp đầy mọi khoảng trống, với quá ít thiết bị giặt, nhà vệ sinh, bếp ăn, khu vực chơi, v.v.. Rõ ràng các điều kiện tiếp nhận thay thế được dựa trên sự liên đới và đảm bảo phẩm giá con người của mọi cư dân phải được tìm kiếm trên khắp châu Âu ngay lúc này và trong tương lai”, Maria Alverti, giám đốc Caritas Hellas phát biểu.
Tình hình vẫn hỗn loạn vì các cư dân trại cũ tìm kiếm vùng đất an toàn hơn. Họ xem xét đến khuôn khổ nhỏ gần nhất thị trấn Mytilenem, tuy nhiên cảnh sát địa phương đã chặn họ đi qua với mục đích kiểm soát những người xin tị nạn và kiềm chế mọi lo ngại về khả năng lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế lây lan Covid-19 -giống như những nơi khác ở châu Âu- cũng đã được áp dụng trong trại tị nạn. Song, trại Moria đã bị phong toả tuần trước sau khi một người có kết quả dương tính với virus ở khu vực được gọi là Mandala. Từ 2000 cư dân của trại được kiểm tra, chỉ có 35 người dương tính với Covid-19, điều này nói lên rằng các cư dân đã nỗ lực rất lớn dưới điều kiện vệ sinh khó khăn để giảm bùng phát.
Từ khi các cư dân chạy trốn để được an toàn khi đám cháy xảy ra, các nhà chức trách Hy Lạp hiện đang cố gắng xác định các cư dân đã có kết quả dương tính với virus. Với những điều kiện hiện tại, Caritas đang lo ngại rằng những căng thẳng có thể dâng cao trong những ngày tới, đặc biệt nếu sự an ninh và an toàn của những cư dân trại cũ và cộng đồng địa phương không được bảo đảm.
Chính phủ Hy Lạp đã chuyển lực lượng cảnh sát từ Athen đến Lesbos và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên hòn đảo này. Các thành viên chính phủ đã đến thăm trại vào ngày 9/9 để đánh giá tình hình biến động. Hiện chưa rõ làm thế nào, và mong những người di cư sẽ được đưa đến nơi an toàn. Uỷ ban châu Âu đã thông báo chuyển 400 trẻ em không có người đi kèm đến đất liền, nhưng không có giải pháp rõ ràng nào cho hàng ngàn trẻ em khác không có nơi cư trú.
Caritas Hellas vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức đang đánh giá các nhu cầu về Lesbos và sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với Bộ Di trú. Bộ đang khẩn trương thu thập các lều trại trên toàn quốc để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết và sẽ phối hợp đáp ứng với các nhân tố khác nhau một khi hoàn thành việc đánh giá nhu cầu. Trong sự hợp tác với tổ chức “Movement on the Ground”, đội ngũ Caritas Hellas ở Lesbos đang xem xét những khả thể để phân phối nước cho những người tị nạn vẫn đang ở trên đường phố. Túi ngủ hiện cũng đang được thu thập. Caritas Hellas hy vọng cũng cung cấp các mặt hàng ngoài lương thực ngay khi kết thúc đánh giá nhu cầu chính thức.
Caritas Châu Âu kêu gọi các bên liên quan châu Âu và các quốc gia thành viên nhanh chóng tìm ra giải pháp nhân đạo và phẩm giá cho những người bị bỏ lại không có nơi cư trú. Mọi người, không chỉ trẻ em, phải được đưa đến nơi an toàn, và chính phủ Hy Lạp không thể bị đơn độc đối phó với tình thế đầy thách thức này.
“Khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang hoàn thiện hiệp ước sắp tới về tị nạn và di cư, một thảm kịch có thể dự đoán được như thế nên sử dụng như là lời cảnh tỉnh, cảnh báo các nhà lãnh đạo tránh lặp lại mô hình này, vốn đã thất bại ngay từ đầu với tình trạng quá tải. Một cơ chế tái định cư công bằng và lâu dài đảm bảo sự liên đới và trách nhiệm chia sẻ giữa các quốc gia thành viên châu Âu, gắn liền với nhân quyền và phẩm giá con người phải được khẩn trương đi vào hoạt động”, bà Maria Nyman, Tổng Thư ký Caritas châu Âu phát biểu.
Cách đây 4 năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm trại Moria, ngài đã nói: “Một sự đồng thuận quốc tế rộng lớn hơn và một chương trình hỗ trợ là cấp thiết để duy trì luật pháp, bảo vệ các quyền cơ bản của con người trong tình hình bất ổn này, bảo vệ các nhóm thiểu số, chống buôn người và buôn lậu, xoá bỏ các tuyến đường không an toàn, như tuyến đường Aegean và toàn bộ Địa Trung Hải, và phát triển tiến trình tái định cư an toàn.”
PTT – Caritas Việt Nam chuyển ngữ