Bài giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Viên tại Lễ Truyền chức Phó tế cho các thầy khóa XII, ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê


 

BÀI GIẢNG CỦA ĐGM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN VIÊN
Tại Lễ Truyền chức Phó tế cho các thầy khóa XII, ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê

Nhà Th Chính Tòa Xã Đoài, 31-5-2018

Kính thưa toàn th cng đoàn,

Trong Thánh Lễ hôm nay, các ứng viên phó tế sẽ được thánh hiến để trở nên dấu chỉ và khí cụ của Chúa trong lòng Giáo Hội và giữa dòng đời. Tôi xin được chia sẻ vắn tắt 3 chiều kích căn bản diễn tả căn tính và sứ mệnh của phó tế. Ba chiều kích này đều bắt đầu bằng chữ C ‘3C’, đó là: Cu nguyn vi Chúa, Chia s Li Chúa, Chng tá đi sng.

  1. Cu nguyn vi Chúa

Anh em sp lãnh nhn thánh chc phó tế thân mến,

Tất cả anh em đều có kinh nghiệm về những khó khăn trong việc học các ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ngôn ngữ cầu nguyện luôn là ngôn ngữ khó khăn nhất đối với tất cả chúng ta. Ngôn ngữ cầu nguyện là ngôn ngữ của tâm hồn: Tâm hồn thinh lặng, tâm hồn lắng nghe, tâm hồn biết ơn, tâm hồn mở ra, tâm hồn thống hối, tâm hồn hoán cải. Cầu nguyện luôn là ngôn ngữ cũ, đồng thời, cũng luôn là ngôn ngữ mới. Đây là ngôn ngữ không ai có thể sở đắc đầy đủ trong một khoảng thời gian nào đó, mà cần phải học hoài, học mãi cho đến hơi thở cuối cùng. Hơn ai hết, thánh Phao-lô cho chúng ta biết kinh nghiệm khó khăn cũng như tác nhân chính yếu của việc cầu nguyện khi nói rằng “có Thn Khí giúp đ chúng ta là nhng k yếu hèn, vì chúng ta không biết cu nguyn thế nào cho phi; nhưng chính Thn Khí cu thay nguyn giúp chúng ta, bng nhng tiếng rên siết khôn t (Rm 8,26).

Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa, tuy nhiên, trong thân phận con người trên dương gian, Người đã trở nên mẫu gương cho tất cả chúng ta về đời sống cầu nguyện. Người cầu nguyện cách đặc biệt trước khi bắt đầu sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, trước khi chọn Nhóm Mười Hai, hay trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Trong mọi hoàn cảnh, Người luôn kết hợp mật thiết với Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Cầu nguyện cho phép chúng ta gặp gỡ Chúa, gặp gỡ chính mình, gặp gỡ anh chị em và gặp gỡ thế giới thụ tạo. Nhờ đó, chúng ta có thể lắng nghe tiếng Chúa, tiếng lòng mình, tiếng anh chị em và tiếng thế giới thụ tạo. Cầu nguyện giúp chúng ta nhận biết các tương quan trong đời sống mình cách đúng đắn hơn, ở đây, không phải là cái biết tri thức, cái biết khoa bảng, nhưng là cái biết kinh nghiệm, cái biết đồng hóa với chính đời sống mình. Nói cách khác, cầu nguyện thế nào thì đời sống như vậy.

Chân Phước Hồng Y John Henry Newman (1801–1890) nói rằng “sng là biến đi, đ được hoàn thin cn biến đi thường xuyên” (to live is to change, and to be perfect is to have changed often). Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng có hai hình thức biến đổi chính trong đời sống mỗi người, đó là, biến đổi theo chiều hướng tốt và biến đổi theo chiều hướng xấu. Cầu nguyện không chỉ giúp chúng ta biến đổi bản thân theo chiều hướng tốt, mà còn cho phép chúng ta điều chỉnh các tương quan khác trong đời sống mình cách tốt đẹp hơn.

  1. Chia s Li Chúa

Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái viết rằng “Li Chúa là li sng đng, hu hiu và sc bén hơn c gươm hai lưỡi: xuyên thu ch phân cách tâm vi linh, ct vi tu; li đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng ca lòng người” (Dt 4,12). Trong các tác vụ của phó tế, chia sẻ Lời Chúa là tác vụ căn bản. Phó tế không chỉ chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ mà còn trong nhiều hoàn cảnh khác nữa, chẳng hạn, khi cử hành Bí Tích Rửa Tội, chủ sự Nghi Thức An Táng, Chứng Hôn, dạy dỗ các tầng lớp khác nhau trong giáo xứ, giáo họ, hay chia sẻ Lời Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.

Anh em được mời gọi để chia sẻ sức mạnh kỳ diệu của Lời Chúa cho mọi người. Mặc khải Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Giê-su Ki-tô là Lời Chúa. Theo thánh Gio-an tông đồ, “lúc khi đu đã có Ngôi Li. Ngôi Li vn hướng v Thiên Chúa, và Ngôi Li là Thiên Chúa. Nh Ngôi Li, vn vt được to thành, nơi Người là s sng, và s sng là ánh sáng cho nhân loi” (Ga 1,1-4). Do đó, Lời Chúa, trước hết, không phải là những tư tưởng hay giáo thuyết được diễn tả nơi những con chữ bất động trên giấy, nhưng là một Ngôi Vị – Ngôi Hai Thiên Chúa, một con người – Đức Giê-su Ki-tô. Vì thế, chia sẻ Lời Chúa là chia sẻ về Đức Giê-su Ki-tô cũng như sứ mệnh và giáo huấn của Người. Khi chúng ta có thể nói vi Đức Giê-su Ki-tô qua đời sống cầu nguyện, thì chắc chắn rằng chúng ta cũng có thể nói v Người cũng như sứ mệnh và giáo huấn của Người cho anh chị em chúng ta.

Chia sẻ Lời Chúa không chỉ giúp cho người khác hiểu về Chúa, mà còn giúp họ tìm được đường đi cho mình, đồng thời, nhận ra những định hướng và nền tảng cho đời sống đạo đức, luân lý. Vì thế, Lời Chúa phải được nhập thể vào trong chính đời sống của mỗi người, chứ không phải đóng khung trong nhà thờ, trong gia đình người tín hữu hay như đồ trang sức nhằm ‘làm tăng thêm vẻ diêm dúa cho bản thân’. Lời Chúa phải chuyển hóa và thẩm thấu vào trong cung cách hành xử và giao tiếp hằng ngày. Nói cách khác, Lời Chúa phải trở thành văn hóa sống của mỗi người.

Trong thế giới lắm bóng tối, anh em được mời gọi chia sẻ ánh sáng; trong thế giới lắm tin buồn, anh em được mời gọi chia sẻ tin vui; trong thế giới lắm sự dữ, anh em được mời gọi chia sẻ sự lành; trong thế giới lắm thất vọng, anh em được mời gọi chia sẻ hy vọng; trong thế giới lắm giả dối, anh em được mời gọi chia sẻ sự thật; trong thế giới lắm chết chóc, anh em được mời gọi chia sẻ sự sống, không chỉ sự sống thể l‎ý, sự sống sinh học, mà còn sự sống đạo đức, sự sống luân l‎ý, đặc biệt, sự sống vĩnh cửu. Nói cách khác, anh em được mời gọi chia sẻ Đức Giê-su Ki-tô, bởi Người là Ánh Sáng, là Tin Vui, là Sự Lành, là Hy Vọng, là Sự Thật, và là Sự Sống cho tất cả mọi người.

Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, trả lời cho câu hỏi của thánh Tôma: “Thưa Thy, chúng con không biết Thy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?”, Đức Giê-su Ki-tô nói rằng Người là Đường. Tuy nhiên, điều này thật khó hiểu đối với các môn đệ Đức Giê-su Ki-tô, vì họ nghĩ rằng theo Người là để được hưởng những lợi lộc vật chất trần gian. Cho đến khi Người chết trên thập giá với trái tim bị đâm thủng, máu cùng nước chảy ra, các môn đệ mới nhận ra rằng đường Đức Giê-su Ki-tô nói đến là đường Đường Trái Tim: Trái Tim yêu thương, Trái Tim tha thứ, Trái Tim bị đâm thủng, Trái Tim mở ra với tất cả mọi người trong gia đình nhân loại, đặc biệt, những người tội lỗi hay nạn nhân của các hình thức áp bức, bóc lột trong xã hội.

Đức Giê-su Ki-tô đã đến với nhân loại bằng Đường Trái Tim. Là môn đệ và tông đồ của Người, anh em hãy đi trên Đường Trái Tim. Đồng thời, anh em được mời gọi chia sẻ với tất cả mọi người về Đường Trái Tim này, chứ không phải bất cứ đường nào khác. Anh em biết rằng, vị tử đạo đầu tiên của Ki-tô giáo (khoảng năm 34 A.D.) là một phó tế, thánh Tê-pha-nô, đã đi trên Đường Trái Tim đến hơi thở cuối cùng.

  1. Chng tá đi sng

Phó tế không phải là người làm chức vụ phó dưới quyền ai đó. ‘Phó tế’ xuất xứ từ tiếng Hi Lạp διάκονος (diakonos), có nghĩa là người giúp đỡ, người giúp việc, người phục vụ. Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta biết rằng phó tế không chỉ giới hạn công việc mình trong phạm vi phụng vụ của Giáo Hội, chẳng hạn, giúp đỡ giám mục hay linh mục trong khi cử hành Thánh Lễ hoặc rao giảng Lời Chúa, mà còn thi hành nhiều tác vụ khác nữa, nhất là chứng tá đời sống mình qua việc bác ái và phục vụ anh chị em.

Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta biết rằng, trong Giáo Hội sơ khai, tác vụ chính yếu của phó tế là làm việc bác ái, chẳng hạn, chia sẻ các nhu cầu thiết yếu cho những người góa bụa, trẻ mồ côi hay người nghèo túng trong cộng đoàn. Dần dần, khi Ki-tô giáo lan rộng, phó tế được mời gọi tham dự tác vụ điều hành cộng đoàn nữa.

Trong buổi nói chuyện với các thành viên thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân’ (Consilium de Laicis, vào ngày 2 tháng 10 năm 1974), Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI nhấn mạnh rằng “con người thi nay mun lng nghe nhng chng nhân hơn là nhng thy dy, và nếu h lng nghe nhng thy dy, thì cũng vì nhng thy dy là nhng chng nhân.” Khi con người muốn lắng nghe chứng nhân hơn là thầy dạy, muốn lắng nghe kinh nghiệm hơn là tư tưởng, muốn lắng nghe đời sống hơn là lý thuyết, thì người chia sẻ về Đức Giê-su Ki-tô cũng như sứ mệnh và giáo huấn của Người, thiết nghĩ, cần phải liên kết mật thiết với Người và sống tốt những giáo huấn của Người, rồi mới truyền thụ cho người khác.

Nếu dùng hình ảnh để diễn tả tương quan giữa phó tế và Giáo Hội, chúng ta có thể nói rằng phó tế là y tá trong bệnh viện Giáo Hội, chứ không phải là lực sĩ trong đấu trường thể thao. Với nghi thức trao Sách Phúc Âm sẽ diễn ra sắp tới, anh em được nghe rằng “con hãy nhn ly Phúc Âm Đc Kitô mà con đã tr thành người rao ging, và con hãy biết là phi tin điu con đc, dy điu con tin và thi hành điu con dy.Như vậy, đc-tin-dy-thi hành luôn đi cùng nhau. Nghĩa là những điều mình đọc, những điều mình tin, những điều mình dạy được diễn tả qua những hành động cụ thể.

Chủ đề quán xuyến của 3 bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay (Ds 3,5-10a; 1Tm 3,8-13; Mt 20,25-28) là phục vụ, phục vụ Thiên Chúa trong việc thờ phượng và phục vụ anh chị em mình trong đời sống hằng ngày. Đức Giê-su Ki-tô đã trở nên mẫu gương phục vụ cho tất cả mọi người trong gia đình nhân loại. Phó tế được mời gọi trở thành môn đệ thực thụ của Đức Giê-su Ki-tô, Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ tất cả mọi người (Mc 10,45).

Hôm nay, Giáo Hội cử hành L Đc Maria thăm viếng bà Ê-li-sa-bét. Chúng ta biết rằng, hơn ai hết, Đức Ma-ri-a đã sống trọn vẹn ba chiều kích mà chúng ta cùng nhau chia sẻ ở trên, đó là, cu nguyn vi chúa, chia s li Chúa, và chng tá đi sng. Cụ thể là: Trước biến cố Truyền Tin, Đức Ma-ri-a đã sống đời cầu nguyện. Sau biến cố Truyền Tin, Đức Ma-ri-a đã đến thăm và chia sẻ Lời Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, mà mình đang mang trong lòng với những người trong gia đình bà Ê-li-sa-bét. Đức Maria đã chứng tá đời sống mình bằng việc phục vụ bà Ê-li-sa-bét và sau khi bà sinh thánh Gio-an Tẩy Giả, Đức Ma-ri-a mới trở về nhà.

Kính thưa toàn th cng đoàn,

Cu nguyn vi Chúa, chia s Li Chúachng tá đi sng là ba chiều kích làm nên căn tính và sứ mệnh của phó tế. Chúng ta nhận thức rằng không chỉ phó tế mà thôi, tất cả Ki-tô hữu được mời gọi luôn trung tín với ba chiều kích này trong hành trình trần thế của mình.

Cùng nhau, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, hướng dẫn và nâng đỡ tất cả chúng ta, đặc biệt, những người sắp lãnh nhận thánh chức phó tế trong Thánh Lễ này.

Xin cm ơn toàn th cng đoàn đã chú ý lng nghe!

GM. Phêrô Nguyễn Văn Viên